Có bao giờ bạn thắc mắc về các phương pháp gia công chiết xuất tinh dầu như thế nào? Tinh dầu không được tạo ra mà thay vào đó chúng được sản xuất từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Tinh dầu là chất lỏng cô đặc bao gồm hỗn hợp nhiều chất phức tạp, đặc biệt hợp chất dễ bay hơi và được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của thực vật như vỏ cây, lá, chồi, hạt, hoa,…
Chúng có mùi thơm, hương khác nhau tùy thuộc vào loại và thành phần trong dầu. Và có nhiều phương pháp chiết xuất tinh dầu từ nguyên liệu thực vật thông qua nhiều công nghệ khác nhau. Các công nghệ hiện đại liên tục phát triển để khắc phục những hạn chế của phương pháp truyền thống cũng như nâng cao chất lượng tinh dầu.
Điều kiện quan trọng khi chiết xuất tinh dầu
Tinh dầu chứa nhiều hợp chất được phân lập từ thực vật. Nhà sản xuất phải chiết xuất các hợp chất này thông qua bất kỳ phương pháp nào. Những thành phần quan trọng của tinh dầu:
- Phenol: thymol, eugenol, carvacrol, chavicol, thymol,…
- Aldehyd: citral, myrtenal, cuminaldehyde, citronellal, cinnamaldehyde, benzaldehyde,…
- Xeton: carvone, menthone, pulegone, fenchne, long não,…
- Este: bomyl axetat, linalyl axetat, citronelyl axetat, geranyl axetat,…
- Lactone: bergaptene, nepetalactone, psoralen, aesculatine,…
- Ethers: 1,8-cineole, anethole, elemicin, myristicin,…
Mỗi phương pháp chiết xuất tinh dầu đều có những đặc điểm riêng nhưng đa số đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thực vật đầu vào. Việc lựa chọn phương pháp trở thành yếu tố quyết định hàng đầu về chất lượng của tinh dầu. Khi áp dụng quy trình không phù hợp dễ dẫn đến tinh dầu bị hư hỏng hoặc thay đổi hoạt tính, làm mất hoạt tính sinh học. Trường hợp khác khiến sản phẩm đổi màu, mất mùi hương, thay đổi tính chất sinh học, lý hóa.
5 phương pháp chiết xuất tinh dầu hiệu quả
Chiết xuất bằng cách chưng cất
Chưng cất xuất hiện cách đây từ hàng ngàn năm trước và được sử dụng rộng rãi để sản xuất tinh dầu. Điều này liên quan đến việc làm nóng nguyên liệu thực vật bằng cách đun sôi trong nước hoặc đặt chúng trên giá, đun nóng nước bên dưới để hơi nước bốc hơi. Quá trình này làm cho các tế bào chứa thành phần dễ bay hơi bị phá vỡ và giải phóng tinh dầu dưới dạng hơi.
Phần hơi nước sau khi tạo ra được làm lạnh để biến chúng thành dạng lỏng. Hơi nước ngưng tụ, vì dầu nhẹ hơn sản phẩm chưng cất nên chúng tập trung ở trên cùng và dễ dàng bị tách ra. Chưng cất đòi hỏi phải kiểm soát thời gian, nhiệt độ và áp suất trong từng quy trình. Khi quá ít nhiệt hoặc áp suất khiến dầu không được giải phóng. Do đó quá trình này yêu cầu lượng hơi nước tối thiểu và lượng nước khi chưng cất giảm.
Phương pháp có ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện có thể thực hiện tại nhà, chi phí máy móc hợp lý, tinh dầu tinh khiết và áp dụng hầu hết cho nhiều loại tinh dầu. Còn nhược điểm là cần nhiều kỹ thuật, chất lượng tinh dầu phụ thuộc phần lớn vào thiết bị chưng cất, kinh nghiệm, điều chỉnh nhiệt độ, áp suất,…
Chiết xuất bằng dung môi
Cách này thường áp dụng với nguyên liệu như hoa nhài, hoa cam, hoa hồng vì chúng không chịu được nhiệt của quá trình chưng cất hơi nước. Dung môi sử dụng thường là axeton, hexan, ete dầu mỏ, metanol hoặc etanol,… sẽ được trộn với nguyên liệu, sau đó đun nóng để chiết xuất trước khi đi qua quá trình lọc. Hỗn hợp này được cô đặc bằng cách làm bay hơi dung môi tạo thành nhựa hoặc sản phẩm kết hợp giữa sáp, hương thơm và tinh dầu. Thành phần này được trộn với cồn nguyên chất để chưng cất ở nhiệt độ thấp.
Nhược điểm của phương pháp này là tốn thời gian, làm cho tinh dầu có phần đắt hơn so với những cách khác. Dư lượng dung môi còn sót lại khi chưa loại bỏ hoàn toàn còn lẫn trong tinh dầu khi sử dụng gây dị ứng, nhiễm độc hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch.
Chiết xuất bằng CO2
Trong gia công tinh dầu, đây là phương pháp khá mới, nhiều điểm giống với chiết xuất dung môi với sự kết hợp nhất định giữa nhiệt độ và áp suất. Ở 33 độ C, CO2 bước vào giai đoạn siêu tới hạn nghĩa là nó chứa một phần chất lỏng và một phần khí. CO2 được đánh giá khá cao vì chúng không tương tác hóa học với tinh dầu. Dễ dàng hơn so với việc dùng các loại dung môi khác, người ta loại bỏ CO2 bằng cách giảm áp suất để CO2 trở lại trạng thái khí để lại hợp chất tương đối giống với tinh dầu không chứa cặn.
Chiết xuất bằng thủy phân
Quá trình này được gọi là chưng cất lôi cuốn hơi nước, chỉ khác ở bình dẫn hơi nước vào bình chứa. Phương pháp này áp dụng khi nguyên liệu thực vật đã được làm khô và không bị hư hại ở nhiệt độ sôi.
Hơi nước đưa vào từ trên cùng của nguyên liệu được vận hành dưới áp suất thấp hoặc chân không, giảm nhiệt độ hơi nước xuống dưới 100 độ C. Chiết xuất CO2 thường đặc hơn so với tinh dầu của chúng và tỏa ra hương thơm thảo mộc tự nhiên hơn. Đặc biệt, khi áp dụng quy trình siêu tới hạn thì tinh dầu chứa nhiều thành phần thực vật hơn so với khi chiết xuất bằng chưng cất hơi nước.
Ưu điểm của thủy phân chính là thời gian xử lý ngắn hơn, tạo ra sản lượng dầu cao hơn, ít hơi nước sử dụng. Đồng thời, so với những phương pháp khác, quy trình này có thời gian cách ly ngắn, chi phí năng lượng thấp, không tạo ra cặn, không sử dụng nước hoặc dung môi, tăng hoạt tính kháng khuẩn, chống oxy hóa.
Chiết xuất bằng cách ép lạnh
Ép lạnh là quá trình tách cơ học mang lại nhiều lợi ích to lớn như duy trì tính toàn vẹn và chất lượng của tinh dầu. Quá trình này hoàn toàn không liên quan đến các tác động bên ngoài như nhiệt độ. Điều này khá quan trọng vì ở một số loài thực vật, mức nhiệt cao khiến phân tử trong dầu bị phá hủy và biến chất, điều này làm giảm thiểu lợi ích sức khỏe của tinh dầu. Tinh dầu trải qua quá trình ép lạnh chủ yếu từ các loại trái cây như cam quýt, bưởi, chanh, cam bergamot,…
Ép lạnh được đánh giá cao hơn so với những phương pháp khác vì chúng không bị hỏng do nhiệt độ cao hay hóa chất, dung môi. Nó giữ được dầu tự nhiên, tinh khiết và không gây hại đến sức khỏe người dùng.
Ưu điểm của quy trình chiết xuất này khá đơn giản, không đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, hiệu quả về chi phí, thân thiện với môi trường, đảm bảo chất lượng cao và không cần tinh chế thêm. Còn nhược điểm của chúng là chỉ áp dụng với nguyên liệu họ vỏ quả có múi, hạn dùng ngắn vì nhanh bị oxy hóa và chi phí máy móc lớn.
Trên đây là những phương pháp chiết xuất tinh dầu phổ biến và được áp dụng rộng rãi để sản xuất tinh dầu mà Vina Tươi muốn chia sẻ để bạn tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích nhất. Và một trong những yêu cầu quan trọng khác là bạn cần tìm đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng với tinh dầu tinh nguyên chất, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hãy liên hệ ngay với nhà máy gia công tinh dầu Vina Tươi qua Hotline 0908.975.990, chúng tôi sẽ tư vấn mọi thắc mắc, tháo gỡ những khó khăn khi bạn đang có ý định kinh doanh các loại tinh dầu.